KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HTX TỈNH BẮC NINH NĂM 2022

26/12/2022 08:43 Số lượt xem: 20

1. Tổ hợp tác (THT)

Đến 31/12/2022 dự kiến toàn Tỉnh 223 THT, không tăng so với năm 2021. Trong đó có 03THT vệ sinh môi trường chiếm 1,4%. Còn lại là các THT nông nghiệp chiếm 98,6%.

Khảo sát thực tế cho thấy, các THT nông nghiệp hoạt động khá hiệu quả, đã và đang góp phần hỗ trợ, nâng cao hiệu quả, giảm áp lực về thời gian và cường độ làm việc cho bà con nông dân. Đồng thời, bảo đảm được một số khâu dịch vụ nông nghiệp, như: Trồng trọt, cung ứng phân bón, dịch vụ cày, cấy, vận tải, dịch vụ tổng hợp...  tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế  hộ và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.

Tuy nhiên hoạt động của nhiều THT, nhất là các THT Nông nghiệp khâu dịch vụ thường tồn tại và phát triển theo tính chất mùa vụ, không đăng ký chứng thực và giải thể sau khi kết thúc mùa vụ. Do vậy, các THT chưa phát huy được tối đa hiệu quả kinh tế, thiếu tính bền vững. Mặt khác về mặt tổ chức THT còn thiếu chặt chẽ, không có tư cách pháp nhân. Quy mô THT còn nhỏ, năng lực hạn chế, trình độ cán bộ quản lý còn hạn chế, việc theo dõi, đánh giá hoạt động của THT gặp nhiều khó khăn. Một số chính sách của Nhà nước chưa tới hoặc chưa có tác động nhiều đối với quá trình thành lập và hoạt động của THT.

Doanh thu bình quân năm 2022 của 01 THT đạt khoảng 320 triệu đồng/THT/ năm

Lợi nhuận bình quân 01 THT đạt 95 triệu/THT/ năm

Thu nhập bình quân của 01 lao động làm việc trong THT là 2.2tr/người/ tháng.

2. Hợp tác xã (HTX)

Tính đến 31 tháng 12 toàn tỉnh dự kiến có 694 HTX với 95035 thành viên và 4444 lao động làm việc trong HTX tăng 28 HTX so với năm 2021. Trong đó có 552 HTX hoạt động trong lĩnh vục nông nghiêp (chiếm 79,5%); Có 56 HTX hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp (chiếm 8.1 %); 27 HTX hoạt động trong lĩnh vực thương mại (chiếm 3.9%); 25 HTX giao thông vận tải (chiếm 3.6%) 2 HTX xây dựng (chiếm 0.3%); 6 HTX vệ sinh môi trường (chiếm 0.9 %)  và 26 quỹ tín dụng nhân dân chiếm 3.7%.

Trên địa bàn Tỉnh hiện có 107 HTX đang ngừng hoạt động một thời gian dài nhưng chưa thực hiện giải thể gồm có  67 HTX tiểu thủ công nghiệp ( chiếm 62.7%); 34 HTX nông nghiệp (chiếm 31.8%); 3 HTX vận tải (chiếm 2.8%); 2 HTX môi trường ( chiếm 1.9%); 1 HTX thương mại (chiếm 0.9%)

Trong năm 2022:

- Thành lập mới được 32 HTX trong đó có 27 HTX nông nghiệp (chiếm 84.4%); 3 HTX thương mại ( chiếm 9.4%) và 2 HTX tiểu thủ công nghiệp (chiếm 6.3%) số HTX thành lập mới (Có danh sách kèm theo)

- Giải thể 04 HTX trong đó có 03 HTX nông nghiệp  (chiếm 75 %) và 01 HTX thương mại (chiếm 25%) số HTX giải thể (Có danh sách kèm theo).

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HTX TRÊN CÁC LĨNH VỰC

1. Trong lĩnh vực nông nghiệp

Đến 31/12/2022 toàn tỉnh dự hiến có 552 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có 294 HTX dịch vụ nông nghiệp và 258 HTX chuyên ngành nông nghiệp  tăng 24 HTX so với cuối năm 2021 do thành lập mới 27 HTX và có 03 HTX tổ chức giải thể tự nguyện

1.1. HTX dịch vụ nông nghiệp

Hiện có 294 HTX DVNN (không tăng so với năm 2021) vói 67.620 thành viên. Hiện nay số lao động làm việc thường xuyên trong các HTX dịch vụ nông nghiệp là 2223 lao động, bình quân mỗi HTX có 230 thành viên và 7 lao động.

Hiện có 86 HTX dịch vụ nông nghiệp đang hoạt động kém hiệu quả. Các HTX dịch vụ nông nghiệp hiện nay vẫn duy trì thực hiện tốt các hoạt động dịch vụ như: tưới tiêu, thủy lợi nội đồng, dịch vụ giống cây trồng, dịch vụ làm đất, dịch vụ thu hoạch, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), phòng trừ sâu bệnh, chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT), chế biến và tiêu thụ sản phẩm, quản lý chợ, vệ sinh môi trường…

Đặc biệt trên địa bàn Tỉnh có một số HTX đổi mới về phương thức hoạt động, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất thực hiện liên kết, hợp tác sản xuất kinh doanh có sự tham gia của tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp thông qua hợp đồng mua bán sản phẩm của nông dân và thành viên HTX. Các hoạt động liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm là những mô hình sản xuất mới, được đánh giá có triển vọng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như HTX dịch vụ nông nghiệp Ngăm Mạc (Gia Bình) đã tiến hành xây dựng nhà màng, nhà lưới để sản xuất rau củ quả áp dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt tự động; HTX DVNN Đức Lân (Yên Phong) sản xuất gạo nếp cái hoa vàng theo quy trình sản xuất tiên tiến chất lương HACCP;Vietgap, và hiện tại sản phẩm của HTX còn tham gia vào chuỗi liên kết sản phẩm ocop của Tỉnh như cung cấp nguyên liệu cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn ocop của HTX Khương Huy  - Thuận Thành (bún, bánh) và HTX nông nghiệp Sạch Việt Nam - Gia Bình (rượu Kinh Bắc) hay sản phẩm bánh Phu thê...

Năm 2022 tình hình dịch covid được kiểm soát; tình hình sản xuất kinh doanh của các HTX từng bước được khắc phục. Kết quả sản xuất kinh doanh của các HTX dịch vụ nông nghiệp như sau:

Doanh thu bình quân của 01 HTX là 530 triệu đồng tăng 50 triệu đồng so với năm 2021. Lợi nhuận đạt 120 triệu đồng/năm, tăng 40 triệu đồng so với năm 2021.

Thu nhập bình quân của Hội đồng quản trị HTX là 2.2 triệu đồng/người/tháng, tăng 0.3 triệu đồng/ người/ tháng so với năm 2021.

          Kết quả phân loại HTX xem chi tiết tại phụ biểu số 2.

1.2. HTX chuyên ngành nông nghiệp

Hiên nay toàn tỉnh có 258 HTX chuyên ngành nông nghiệp (tăng 24 HTX so với năm 2021) với 1907 thành viên và 1080 lao động làm việc thường xuyên trong các HTX.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 34 HTX chuyên ngành nông nghiệp đã ngừng hoạt động một thời gian dài nhưng chưa hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu tại các huyện Quế Võ, Gia Bình.

Cụ thể năm 2022:

- Thành lập mới 27 HTX với 192 thành viên và tạo thêm việc làm cho 144 lao động làm việc thường xuyên trong các HTX (không tính lao động thời vụ)

- Giải thể 03 HTX hoạt động yếu kém

Hiện nay các HTX chuyên ngành nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh đã có sự chuyển biến về phương thức hoạt động, hoạt động đa ngành nghề, thích ứng với cơ chế thị trường; từng bước mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại vào sản xuất.

Các HTX chủ động sản xuất, liên doanh, liên kết, gắn với chuỗi giá trị bước đầu đã có những hiệu quả nhất định. Các khâu trong chuỗi mà hợp tác xã tham gia, tập trung chủ yếu ở khâu trồng trọt, chăn nuôi. Hình thức sản xuất có hợp đồng ký kết giữa hợp tác xã với thành viên hợp tác xã hoặc giữa hợp tác xã với doanh nghiệp, hộ nông dân, hộ kinh doanh. Hợp tác xã tự tạo ra giá trị gia tăng; tác động, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế, việc làm, đời sống cho thành viên, từ đó góp phần tăng trưởng kinh tế của địa phương; gắn kết chuỗi giá trị sản xuất cá thể của hộ nông dân với khâu dịch vụ đầu vào, dịch vụ đầu ra, áp dụng công nghệ, tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, gắn nông nghiệp với công nghiệp, từ đó mang lại lợi ích to lớn cho thành viên hợp tác xã, người nông dân.

Tính đến hết tháng 12/2022 toàn tỉnh có 11 HTX có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP với 23 sản phẩm (có danh sách kèm theo); trung bình mỗi HTX có 02 sản phẩm. Các sản phẩm được công nhận đều là những sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu, đại diện cho vùng nguyên liệu, làng nghề truyền thống.Các HTX có sản phẩm ocop đã được tham gia bán sản phẩm trên sàn postmart.vn, Voso.vn để xúc tiến thương mại quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm. Ngoài các HTX có sản phẩm ocop thì nhiều sản phẩm của các HTX khác cũng không ngừng cải thiện về tiêu chuẩn, chất lượng và đã được phân phối tại các siêu thị, nhà hàng, các cơ sở kinh doanh, trường học, bếp ăn công nghiệp ....

Hiện nay trên địa bản Tỉnh đã bắt đầu hình thành một số HTX nông nghiệp chế biến, tạo liên kết chuỗi bên vững với các HTX trồng trọt chăn nuôi tiêu biểu như HTX nông nghiệp sạch Việt Nam (Gia Bình); HTX Khương Huy (Thuận Thành)...

.                                                Kết quả kinh doanh của các HTX chuyên ngành năm 2022 cụ thể như sau:

          Doanh thu trung bình của 01 HTX là 1.32 tỷ đồng/ năm, tăng 120 triệu đồng/ HTX/năm so với năm 2021;

          Lợi nhuận trung bình của 01 HTX là 345 triệu đồng/ năm, tăng 45 triệu đồng/HTX/năm so với năm 2021;

          Thu nhập bình quân của người lao động làm việc trong HTX là 4.8 triệu đồng/người/tháng, tăng 0.3 triệu đồng/ người/ tháng so với năm 2021. Kết quả phân loại HTX xem chi tiết tại phụ biểu số 2

2. Lĩnh vực phi nông nghiệp

2.1. Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Đến 31/12/2022 toàn tỉnh có 56 HTX tiểu thủ công nghiệp (tăng 02 HTX so với năm 2021) với 447 thành viên và 532 lao động làm việc thường xuyên trong HTX. Mỗi HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có từ 7 - 9 thành viên/ HTX. Vốn điều lệ bình quân từ 1.5 tỷ - 2 tỷ đồng/ HTX.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 67 HTX tiểu thủ công nghiệp đã ngừng hoạt động một thời gian dài nhưng chưa hoàn tất thủ tục giải thể, tập trung chủ yếu tại: thành phố Từ Sơn, TP Bắc Ninh, huyện Tiên Du.

Năm 2022 thành lập mới 02 HTX với 15 thành viên và tạo thêm việc làm cho 10 lao động thường xuyên;

            Thời gian qua, các HTX tiểu thủ công nghiệp đã khắc phục khó khăn, không ngừng nỗ lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nguồn lực thấp lại phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp, khó khăn tiếp cận vay vốn tín dụng, thiếu vốn để đầu tư nâng cấp trang thiết bị máy móc và do ảnh hưởng của dịch Covid-19,… tuy nhiên từ đầu năm đến nay các HTX đã phục hồi mạnh mẽ, kết nối lại được các đối tác, sản phẩm của các HTX đã được thị trường chấp nhận, ưa chuộng và trở thành đặc trưng của làng nghề như các sản phẩm gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, gỗ mỹ nghệ Khúc Xuyên, mây tre đan Xuân Hội....

          Kết quả kinh doanh năm 2022 của các HTX tiểu thủ công nghiệp như sau:

          Doanh thu bình quân 01 HTX tiểu thủ công nghiệp đạt 2,5 tỷ đồng/HTX/năm, tăng 300tr/HTX/ năm so với năm 2021

           Lợi nhuận bình quân 01 HTX đạt 610 triệu đồng/HTX/năm, tăng 60 triệu đồng/ HTX/ năm so với năm 2021

          Thu nhập bình quân của lao động làm việc trong các HTX từ 7-9 triệu đồng/người/tháng. Có 30% lao động làm việc trong HTX TTCN được HTX hỗ tham gia bảo hiểm xã hội.

          Kết quả phân loại HTX xem chi tiết tại phụ biểu số 2

2.2. Về lĩnh vực xây dựng:

Đến nay toàn tỉnh có 02 HTX xây dựng không tăng so với năm 2021. Hiện tại cả 2 HTX đang tạm ngừng hoạt động do gặp khó khăn về vốn, đơn hàng.

          Kết quả phân loại HTX xem chi tiết tại phụ biểu số 2

2.3. Về lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT):

Hiện có 25 HTX không tăng so với năm 2021với 220 thành viên, tạo việc làm cho 175 lao động thường xuyên.

Trên địa bàn Tỉnh hiện 03 HTX giao thông vận tải đang ngừng hoạt động một thời gian dài nhưng chưa hoàn tất thủ tục giải thể tại thành phố Từ Sơn.

Công tác quản lý điều hành ở các HTX giao thông vận tải hiện nay có kế hoạch, quản lý được đầu xe và các dịch vụ.  HTX đã hướng dẫn các thành viên chuyển đổi sở hữu phương tiện về HTX để quản lý tập trung, hạn chế việc đóng thuế trước bạ cho từng đầu xe. Đồng thời HTX có phương án giao lại chính xe đó cho các thành viên trực tiếp quản lý, từng bước tăng cường nguồn vốn sở hữu tập thể thông qua mua sắm phương tiện chung của HTX, mở rộng các ngành nghề hoạt động như kinh doanh xăng dầu, vật tư, phụ tùng, bến bãi, kết hợp vận tải hành khách với du lịch, từ đó hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng cao.

Kết quả sản xuất kinh doanh của các HTX GTVT năm 2022 cụ thể như sau:

Doanh thu bình quân 01 HTX giao thông vận tải đạt 3.600 triệu đồng/HTX/năm , tăng 500 triệu đồng/HTX/năm so với năm 2021.

Lợi nhuận bình quân 01 HTX giao thông vận tải  đạt 670 triệu đồng/HTX/năm; tăng 40 triệu đồng/HTX/năm so với năm 2021

Thu nhập bình quân người lao động đạt từ 7 - 8 triệu đồng/người/ tháng, có khoảng 15% lao động làm việc trong HTX GTVT được HTX hỗ trợ tham gia bảo hiểm xã hội.

          Kết quả phân loại HTX xem chi tiết tại phụ biểu số 2

2.4. Về lĩnh vực Thương Mại:

Đến 31/12/2022 toàn tỉnh có 27 HTX hoạt động trong lĩnh vực thương mại (không tăng so với năm 2021) với 223 thành viên và 255 người lao động làm việc thường xuyên trong HTX.Mỗi HTX thương mại bình quân là 8 thành viên. Vốn điều lệ bình quân từ 2 tỷ - 2.2 tỷ đồng/ HTX.

Năm 2022 thành lập mới 03 HTX thương mại với 21 thành viên và 18 lao động làm việc thường xuyên; đồng thời thực hiện giải thể 01 HTX thương mại hoạt động kém hiệu quả.

Trong quá trình hoạt động các HTX thương mại đã bám sát được thị trường, tổ chức được các mối quan hệ bạn hàng, liên kết được với một số doanh nghiệp, hoạt động ngày càng có hiệu quả.

Mô hình HTX thương mại dịch vụ có nhiều HTX phát triển mạnh đóng góp đáng kể vào sự phát triển của tỉnh, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động như Xí nghiệp cổ phần Việt Long, Xí nghiệp cổ phần Mỹ Thành; Xí nghiệp cổ phần Bắc Hà . Hoạt động kinh doanh của các HTX thương mại đã góp phần phục vụ sản xuất, ổn định giá cả thị trường và phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân với mức tăng trưởng trung bình của tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội từ 20-23% (luôn cao hơn mức trung bình của cả nước).

Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021 của các HTX thương mại cụ thể như sau:

Doanh thu bình quân 01 HTX thương mại đạt 3.500 triệu đồng/HTX/năm, tăng 400 triệu đồng/HTX/ năm so với năm 20211

Lợi nhuận bình quân 01 HTX đạt 690 triệu đồng/HTX/năm; tăng 40 triệu đồng/HTX/năm so với năm 2021

Thu nhập bình quân người lao động đạt trên 5,5 triệu đồng/ người/tháng. Có khoảng 30% người lao động làm việc trong HTX thương mại được HTX hỗ trợ tham gia bảo hiểm xã hội

          Kết quả phân loại HTX xem chi tiết tại phụ biểu số 2

2.5. Về lĩnh vực Vệ sinh môi trường:

Có 06 HTX vệ sinh môi trường, không tăng so với năm 2021, Với 48 thành viên, tạo việc làm cho 36 lao động làm việc thường xuyên,

Có 02/6 HTX(vệ sinh môi trường Đa Hội và HTX vệ sinh môi trường phố mới) đã ngừng hoạt động. Tuy nhiên các HTX môi trường đều quy mô nhỏ, thiếu vốn, thiếu máy móc, chỉ làm tốt công đoạn thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn là chính.Hiện các HTX vệ sinh môi trường đang hoạt động khó khăn do doanh thu hoạt động chủ yếu từ phí, lệ phí môi trường mà không có khoản hỗ trợ nào khác.

Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 của các HTX môi trường:

Doanh thu bình quân 01 HTX vệ sinh môi trường đạt 1680 triệu đồng/HTX/năm, tăng 180 triệu đồng so với năm 2021

 Lợi nhuận bình quân 01 HTX đạt 360 triệu đồng/HTX/năm, tăng 10 triệu đồng so với năm 2021;

Thu nhập bình quân người lao động từ 5 - 6 triệu đồng/người/ tháng.

          Kết quả phân loại HTX xem chi tiết tại phụ biểu số 2

2.6. Quỹ tín dụng nhân dân

          Tính đến 31/10/2022, Toàn tỉnh đang duy trì 26 quỹ tín dụng nhân dân, với 24.556 thành viên. Tổng nguồn vốn hoạt động của các Quỹ tín dụng đạt 3.548.077 triệu đồng: Trong đó vốn huy động là 3.031.614 triệu đồng. Vốn chủ sở hữu là 2263.444 triệu đồng, vốn vay của Ngân Hàng HTX, các tổ chức tín dụng và vốn khác là 153.328 triệu đồng. Về doanh số cho vay đến kỳ báo cáo là 3.995.511 triệu đồng, doanh số thu nợ đến kỳ báo cáo là 3.799.107 triệu đồng. Kết quả kinh doanh,tính đến hết 31/10/2022 ước đạt 31.785 triệu đồng.

          3. Liên hiệp Hợp tác xã ( LH.HTX)

Hiện nay có 02 Liên hiệp HTX, không tăng so với năm 2021. Trong đó có 01 liên hiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (liên hiệp dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Lương Tài) với 18 HTX thành viên, trong đó có 16 thành viên là HTX nông nghiệp và 02 thành viên là HTX tiểu thủ công nghiệp só số vốn điều lệ là 165 triệu đồng. Và 01 liên hiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại (liên hiệp HTX phát triển chợ và thương mại Bắc Ninh) với 04 HTX thành viên, có số vốn điều lệ là 30 tỷ đồng.

Các Liên hiệp Hợp tác xã đã luôn bám sát vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tập thể người lao động, thành viên Liên hiệp Hợp tác xã đã nỗ lực phấn đấu, thực hiện nghiêm túc trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo Luật Hợp tác xã có hiệu quả, thành tích cao. Qua đó, góp phần nâng cao mức thu nhập cho thành viên, tạo ra tích lũy ngày càng lớn, giải quyết thêm việc làm cho 90 lao động trực tiếp và 200 lao động gián tiếp;

.III. KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN

1. Khó khăn

a. HTX nông nghiệp

Hiện trên địa bản tỉnh có nhiều HTX ngừng hoạt động một thời gian dài, không có mã số thuế, không thực hiện báo cáo thuế và nộp thuế nhưng chưa tiến hành giải thể được.

Nhìn chung các HTX dịch vụ nông nghiệp hoạt động mang tính phục vụ cho sản xuất hộ. Chính vì vậy mà doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của các HTX dịch vụ nông nghiệp đạt thấp.

Trình độ Cán bộ quản lý HTX nông nghiệp có trình độ còn hạn chế; Độ tuổi của Giám đốc HTX cao (trên 50 tuổi). Do vậy mà đội ngũ cán bộ quản lý chậm tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên hoạt động còn thụ động, còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước, chưa có chiến lược rõ ràng, định hướng cụ thể.

Thù lao cán bộ quản lý HTX thấp do vậy cán bộ HTX chưa gắn bó, tận tâm với HTX. Mặt khác vốn hoạt động trong HTX dịch vụ nông nghiệp quá thấp dẫn đến khó khăn trong các hoạt động dịch vụ, sửa sang máy móc hư hỏng, chứ chưa nói tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với các HTX vận tải hiện nay là giá xăng, dầu tăng cao dẫn đến  buộc phải tăng giá các dịch vụ vận tải.

Tỷ lệ HTX có sản phẩm ocop, Vietgap, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, HTX sản xuất theo chuỗi giá trị chiếm tỷ lệ thấp.

Nhiều HTX tiếp cận nguồn vốn vay từ các chính sách ưu đãi còn khó khăn do không có tài sản thế chấp, hoặc quy mô hoạt động chưa đáp ứng.

Phần lớn các HTX chưa áp dụng phần mềm kế toán, bộ máy kế toán HTX chỉ bố trí một cán bộ kế toán thực hiện tất cả các khâu công việc nên việc ghi chép, kiểm tra, đối chiếu còn hạn chế, dễ xảy ra sai sót, nhầm lẫn khó phát hiện. Ngoài ra, kế toán còn phải kiêm nhiệm thêm các công việc như: Thủ kho, thủ quỹ, nhân viên bán hàng… làm hạn chế tính kiểm soát, cũng như khả năng phát hiện sai sót trong quá trình thực hiện công tác kế toán.

100% người lao động làm việc trong các  HTX không được HTX hỗ trợ tham gia bảo hiểm xã hội.

b. HTX phi nông nghiệp

Các HTX phi nông nghiệp đặc biệt là các HTX tiểu thủ công nghiệp, thương mại rất thiếu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và thay đổi công nghệ, do vậy sản phẩm làm ra sức cạnh tranh còn thấp, giá thành sản phẩm không cao. Quy mô các HTX còn nhỏ, lao động chưa qua đào tạo là phổ biến đã làm hạn chế đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

30% lao động được hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội còn 70% không được hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội.

2. Nguyên nhân

b Nguyên nhân khách quan

Do các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương chậm ban hành; Một số chế độ, chính sách phát triển kinh tế tập thể chậm được ban hành dẫn đến các HTX, Liên hiệp HTX lúng túng, khó khăn trong quá trình thực hiện.

Hệ thống chính sách đối với phát triển HTX ban hành chậm, thiếu đồng bộ; công tác triển khai thực hiện chưa kịp thời, thiếu kiên quyết và chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn tới việc tiếp cận chính sách mới của các HTX và Tổ hợp tác gặp rất nhiều khó khăn.

 Hệ thống quản lý Nhà nước về HTX ở cấp huyện, xã đã có, nhưng đa phần bố trí cán bộ trực tiếp giúp UBND huyện, xã quản lý, theo dõi về HTX vẫn là lồng ghép chức năng về kinh tế hợp tác, với các chức năng khác. Nên việc chỉ đạo, quản lý hoạt động HTX gặp nhiều khó khăn, không được tập trung. Đặc biệt là công tác tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho HTX ở cơ sở còn hạn chế.

a. Nguyên nhân chủ quan

          Công tác tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, chủ trương, chính sách, Nghị định của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực kinh tế tập thể và Luật HTX ở một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở chưa được quan tâm đúng mức.

          Nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tập thể, mà nòng cốt là hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước chưa đầy đủ. Nhiều nơi chính quyền cấp xã,  ban lãnh đạo thôn can thiệp sâu vào công việc nội bộ của Hợp tác xã, từ đó làm mất tính tự chủ của hợp tác xã. Tư tưởng bao cấp, trông chờ, ỷ nại vẫn tồn tại khá nặng trong thành viên và cả trong đội ngũ cán bộ quản lý HTX.

Đội ngũ cán bộ HTX còn yếu (phần đông là tuổi đời ở mức cao) Hoạt động điều hành HTX ở 1 số địa phương còn mang tính chất “hành chính hóa”, trưởng thôn trực tiếp điều hành HTX, thành viên tham gia HTX không góp vốn hoặc góp vốn ít do vậy thiếu gắn kết trách nhiệm của thành viên với HTX.

Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể còn thiếu chủ yếu là kiêm nhiệm nên còn đang lúng túng trong việc triển khai những chính sách của Tỉnh, của Trung Ương để các HTX được tiếp cận và hưởng lợi từ những chính sách cùa  nhà nước đối với HTX.

Quy mô sản xuất nhỏ, sản lượng ít, năng suất lao động thấp. Số HTX hoạt động lĩnh vực nông nghiệp tổ chức liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm, sản xuất theo qui trình VietGap, GobolGap an toàn thực phẩm, dán tem truy xuất nguồn gốc còn ở mức rất khiêm tốn. Số HTX phi nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn ISO- 9001 cũng rất ít. Nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý ỷ lại trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Lan Anh - Phòng tư vấn phát triển HTX